Ông Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, cho biết qua báo cáo sơ bộ của Hải Phòng, nhóm Bông hồng đen đã tồn tại từ lâu, có nhiều hoạt động cộng đồng trong truyền thông, phòng chống HIV/AIDS, phát hiện người nhiễm, chuyển tuyến điều trị dự phòng lây nhiễm HIV cho người có nguy cơ cao… trong một dự án của VUSTA (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam).
"Vừa qua, họ cũng nhận triển khai một hoạt động dự án của Pháp có nội dung liên quan ngăn chặn lây nhiễm HIV cho người trẻ tuổi trong nhóm người sử dụng ma túy", ông Sơn thông tin.
Theo bà Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, quy định điều kiện để thành lập các tổ chức cộng đồng, hướng dẫn hoạt động đã có đầy đủ, "không phải ai muốn thành lập cũng được và phải thực hiện đúng quy định", phải có giấy phép với đầy đủ chức năng phạm vi hoạt động và báo cáo chính quyền địa phương.
Ví dụ, tổ chức cộng đồng về HIV, các cán bộ thực hiện phải được đào tạo, cấp chứng chỉ, tập huấn bài bản; sinh phẩm có đúng hay không, nguồn gốc ra sao, chất lượng hay không, hay sinh phẩm tự mua trôi nổi, không được cấp số đăng ký lưu hành… Theo bà Hương, cần xác minh làm rõ vì sao nhóm này chưa báo cáo hoạt động lấy máu của học sinh với chính quyền địa phương.
Có nên lo lắng nguy cơ phơi nhiễm HIV sau khi lấy máu xét nghiệm?
Theo luật mới, tất cả mọi người đều có thể được tư vấn về phòng chống lây nhiễm HIV, nhưng nếu muốn lấy mẫu xét nghiệm, với trẻ từ 15 tuổi trở xuống cần sự đồng ý, cam kết bằng văn bản của người giám hộ.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số trẻ em nhiễm HIV độ tuổi 15-16 được phát hiện năm 2019 tăng gần 3 lần so với năm 2011; có tình trạng quan hệ tình dục đồng giới nam trước tuổi 20, thêm vào đó là tình trạng ma túy len lỏi vào trường học, đều là những yếu tố nguy cơ gia tăng số ca nhiễm HIV ở học sinh, sinh viên. Thực tế, rất ít trường hợp cha mẹ biết con có nguy cơ lây nhiễm để đưa con đi xét nghiệm. Trẻ em thường không dám thông báo cho bố mẹ biết mình có nguy cơ lây nhiễm HIV do có quan hệ tình dục không an toàn.
Trả lời câu hỏi của VietNamNet liên quan việc Cục Phòng chống HIV/AIDS có chỉ đạo khám sức khỏe lại cho các trường hợp đã được nhóm Bông hồng đen lấy máu xét nghiệm hay không, theo ông Võ Hải Sơn, nếu chỉ chích nhẹ, lấy mẫu máu dưới da đầu ngón tay rồi đưa vào test kit xét nghiệm thì "nguy cơ phơi nhiễm, lây nhiễm là không có".
“Vấn đề chúng tôi lo lắng là các cháu học sinh có được tư vấn đầy đủ, chính xác hay không”, ông Hải Sơn nói.
Việc truyền thông, tư vấn cho người dưới 15 tuổi, có nguy cơ cao, thuộc nhóm quan hệ tình dục đồng giới (MSM) về nguy cơ lây nhiễm HIV và cần xét nghiệm HIV rất quan trọng, cần làm càng sớm càng tốt. Nhưng việc tư vấn cần phải giúp trẻ bộc lộ trẻ là MSM, thuyết phục cha mẹ đồng ý để trẻ được xét nghiệm. Vị cục phó cũng bày tỏ quan ngại liệu nhóm người này có "làm liều" khi tự ý lấy mẫu xét nghiệm HIV của học sinh khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ hay không.
Theo lãnh đạo UBND quận Đồ Sơn (Hải Phòng), khoảng 10h sáng 18/8, một số phụ huynh phản ánh, tại căn nhà số 44 đường Nguyễn Hữu Cầu, phường Hải Sơn, có một nhóm phụ nữ lấy máu hàng loạt học sinh không rõ mục đích.
UBND phường Hải Sơn đã phối hợp với công an, y tế thành lập đoàn kiểm tra. Tại căn nhà được nhóm người trên thuê làm văn phòng hoạt động, cơ quan chức năng phát hiện có 12 học sinh, trong đó có 4 học sinh nữ đang ở phía trong và được nhóm người trên tư vấn lấy mẫu xét nghiệm HIV, bên ngoài 8 học sinh dưới 16 tuổi đang chờ.
Tại buổi làm việc, nhóm này chưa cung cấp được đầy đủ hồ sơ pháp lý về việc tổ chức hoạt động theo quy định và thừa nhận chưa báo cáo chính quyền địa phương.
Lãnh đạo Trạm Y tế phường Hải Sơn cho hay, cơ quan công an đã thu giữ cuốn sổ của nhóm Bông hồng đen ghi tên những người tham gia lấy máu xét nghiệm. Trong sổ có danh sách những người lấy máu từ tháng 4 đến nay, số lượng lên tới 200 trường hợp, có ghi tên nhưng không lưu tuổi. Theo thông tin ban đầu, nhiều trường hợp là thiếu niên dưới 16 tuổi tham gia hoạt động này. Nhóm Bông hồng đen đưa mỗi người 100.000 đồng.
Khi làm việc với tổ thanh tra, kiểm tra của địa phương, đại diện nhóm là bà Đ.T.U (sinh năm 1971, trú tại TDP 2, phường Hải Sơn). Theo bà U., nhóm Bông hồng đen được thành lập với chức năng thông tin, tuyên truyền, tư vấn nhằm ngăn chặn lây nhiễm HIV ở những người sử dụng ma túy, gái mại dâm, người có các vấn đề về sức khỏe sinh sản... từ 16 đến 24 tuổi.
Bà Bùi Thu Thủy, Trạm phó Trạm y tế phường Hải Sơn cho biết, 5 người trong nhóm Bông hồng đen đều nhiễm HIV.
Công an quận Đồ Sơn cho biết, đơn vị đã triệu tập các cá nhân trong nhóm này lên làm việc. Hiện nhóm này tạm dừng hoạt động, phối hợp với công tác xác minh của cơ quan công an.
" alt=""/>Động thái lạ của nhóm 'Bông hồng đen' khi tự ý lấy máu học sinhTại buổi giao ban báo chí thành uỷ Hà Nội cuối tháng 5, bàn về chuyện nhà vệ sinh ở các trường học, ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính (Sở GD-ĐT) cho hay, Hà Nội hiện có 2.641 trường học và tất cả các trường đều có đủ nhà vệ sinh. Các quận, huyện và thành phố cũng đã đầu tư trong quá trình xây dựng và rất chú ý trong vấn đề các công trình nhà vệ sinh.
“Tuy nhiên, thực tế ở các trường hiện nay chúng ta thấy một buổi học có đến hàng nghìn học sinh, sau mỗi tiếng trống nghỉ tiết thì số lượng học sinh vào nhà vệ sinh rất lớn cho nên không tránh khỏi việc có mùi hôi. Đó là một thực tế khi mà số lượng học sinh rất lớn vào nhà vệ sinh cùng lúc”.
Theo ông Cẩn, việc sử dụng nhà vệ sinh đông cũng khiến các thiết bị có những xuống cấp.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
“Vì vậy, chuyện nhà vệ sinh xảy ra những chuyện như có mùi hôi, chưa đảm bảo yêu cầu là có thực. Về vấn đề này, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo trong các cuộc họp giao ban yêu cầu các nhà trường có giải pháp.
Thứ nhất bằng chính nguồn kinh phí của nhà trường, chủ động trong việc sửa chữa nhỏ để đảm bảo về nhà vệ sinh. Thứ hai là việc phân công lao công và có thể nếu ở đâu đó thực hiện được công tác xã hội hóa, ký hợp đồng với các công ty để đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ cho các cháu học sinh. Thứ ba là giáo dục nhận thức và đối với những học sinh lớn thì có thể phân công lao động để các em thêm ý thức sử dụng nhà vệ sinh… Tôi nghĩ các trường cấp THPT hoàn toàn có thể phân công được để đảm bảo việc thay phiên trực dọn”.
Theo ông Cẩn, Giám đốc Sở GD-ĐT cũng chỉ đạo một trong số các trọng tâm trong hè này là các trường tập trung vào cải tạo sửa chữa các nhà vệ sinh đảm bảo khi bước vào năm học mới sẽ khang trang hơn.
Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã kiểm tra công tác bảo đảm vệ sinh công cộng tại một số cơ sở giáo dục ở Hà Nội gồm Trường Tiểu học Đặng Trần Côn, Trường Mầm non Thanh Xuân Bắc, Trường THCS Thanh Xuân.
Tại buổi kiểm tra, Phó Thủ tướng nêu rõ câu chuyện nhà vệ sinh tuy nhỏ nhưng cần được quan tâm, bởi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và là biểu hiện của văn minh.
Ghi nhận Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng đã có nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm vệ sinh công cộng, tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng 3 điểm trường của quận vẫn còn tình trạng bụi bẩn trong góc khuất, kể cả trường chất lượng cao. Nhà vệ sinh của các trường đều có tình trạng còn nước đọng, có mùi hôi...
“Ở những nơi có cơ sở vật chất tốt mà vẫn còn vậy thì các nơi kém hơn sẽ như thế nào? Nhiều nơi nêu lý do vướng cơ chế nên không bảo đảm nhà vệ sinh sạch sẽ nhưng ngay cả nơi mới đầu tư, thuê cả lao công trực nhưng vẫn không sạch. Điều đó cho thấy ý thức giữ vệ sinh là rất quan trọng và thay đổi phải bắt đầu từ đây”, Phó Thủ tướng phân tích.
Nói chuyện với các giáo viên Trường THCS Thanh Xuân, Phó Thủ tướng cho rằng đổi mới giáo dục ngoài nội dung chuyên môn, quan trọng nhất là phải đưa nội dung giáo dục con người, dạy con trẻ về gìn giữ vệ sinh, yêu lao động.
Thầy cô giáo không làm mẫu trong lao động, trong giữ gìn vệ sinh trường lớp, tủ đựng đồ, nhà vệ sinh… thì học sinh không biết phải làm thế nào, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung ra sao. Không tham gia vệ sinh, lao động sẽ dẫn đến việc học sinh không biết, không quý trọng thành quả, người lao động. Như vậy dù có đào tạo trí tuệ tốt cũng không thể đào tạo được con người toàn diện.
“Cô giáo có thể hướng dẫn, tổ chức thi đua cho học sinh để rèn luyện thói quen tự chăm lo vệ sinh cho bản thân mình, từ đó có ý thức giữ gìn vệ sinh ở trường lớp, ở nhà, ra đường thấy rác là nhặt. Bên cạnh đó, cần có sự trao đổi, phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh về dạy các cháu biết giữ vệ sinh. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, chắc chắc nhiều phụ huynh sẽ đồng ý, thậm chí đóng góp xây dựng, trang bị nhà vệ sinh, tham gia dọn vệ sinh trong trường”, Phó Thủ tướng gợi mở.
Hải Nguyên
Năm học 2016-2017 các trường học trên địa bàn Hà Nội sẽ được đầu tư hệ thống nhà vệ sinh mới để giải quyết bài toán “học sinh không dám đi vệ sinh”.
" alt=""/>Sở Giáo dục Hà Nội giải thích việc nhà vệ sinh các trường học hôi thối